Sau khi chia tay và biết chị H. chuẩn bị cưới chồng, tháng 5/2024, Tú đã gửi clip này cho nhiều người trong gia đình H. và gia đình chồng sắp cưới của bạn gái cũ nhằm làm nhục H.
Nhận đơn trình báo của nạn nhân, Công an huyện Phú Ninh đã vào cuộc điều tra và khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Văn Tú.
Ngoài hành vi làm nhục người khác, thanh niên này còn tạo lập nhiều tài khoản Facebook, đưa ra các thông tin giả về việc bán các phụ kiện mai hoa thung và trống múa lân để lừa đảo nhiều người ở các tỉnh, thành nhằm chiếm đoạt tài sản. Sau khi các bị hại chuyển tiền, Tú đã chặn liên lạc.
" alt=""/>Bắt thanh niên gửi clip 'nhạy cảm' cho gia đình chồng sắp cưới của người yêu cũĐể có được chứng nhận này, Mercedes-Benz đã phải chứng minh công nghệ Drive Pilot của họ đáp ứng yêu cầu về “điều kiện rủi ro tối thiểu” mà bang Nevada yêu cầu các xe tự hành hoàn toàn cấp độ 3 trở lên.
Trước mắt, hãng xe Đức sẽ cung cấp gói công nghệ Drive Pilot dưới dạng tùy chọn trên các mẫu xe mới đời 2024 của dòng S-Class và xe điện Mercede EQS bắt đầu từ nửa cuối năm 2023.
Trên thực tế, Mercedes-Benz cũng là thương hiệu đầu tiên cung cấp chứng nhận có giá trị quốc tế liên quan đến hệ thống tự lái cấp độ 3 dành cho mẫu xe S-Class kể từ tháng 5 năm 2022. Tuy nhiên, điều đó hiện chỉ áp dụng tại Đức.
Công nghệ Drive Pilot của Mercedes-Benz tương tự như các hệ thống lái xe “rảnh tay” trên đường cao tốc như Super Cruise của GM, BlueCruise của Ford và Autopilot của Tesla, cho phép người lái rời tay khỏi vô lăng và nhấc chân khỏi bàn đạp theo một số điều kiện nhất định.
Nhưng các hệ thống lái xe "rảnh tay" kể trên của các hãng xe Mỹ sẽ tự ngắt nếu người lái không chú ý quan sát đường, trong khi sự khác biệt ở hệ thống tự lái cấp độ 3 của Mercedes-Benz là không yêu cầu người lái xe phải chú ý nhìn đường.
Tuy nhiên, người lái xe phải sẵn sàng nắm quyền điều khiển khi được nhắc, chẳng hạn như khi xe cấp cứu đến gần.
Hệ thống tự lái cấp độ 3 của Mercedes-Benz sẽ được phép sử dụng trên một số đoạn đường cao tốc và hoạt động giới hạn ở vận tốc tối đa 64 km/h. Chính vì vậy, hệ thống này sẽ thông báo cho người lái biết khi nào đủ điều kiện phù hợp, lúc đó người lái mới có thể kích hoạt tính năng tự hành Drive Pilot.
Hệ thống này sẽ kiểm soát việc lái xe, tuân theo tất cả các biển báo giao thông và phản ứng với các phương tiện xung quanh bằng cách tăng tốc và phanh khi cần thiết.
Nếu người lái xe được nhắc nhở kiểm soát và không làm điều đó sau nhiều lần cảnh báo, xe sẽ tự động dừng lại, bật đèn cảnh báo nguy hiểm, thực hiện cuộc gọi khẩn cấp và mở khóa cửa cho những người ứng cứu đầu tiên.
Hiện tại, mọi thứ đã diễn ra suôn sẻ với sự chấp thuận nhanh chóng của bang Nevada, Mercedes-Benz đang chờ thêm quyết định từ bang California.
Ông Matthias Struck, trưởng nhóm xe tự lái của Mercedes-Benz cho biết một khi chứng nhận được phê duyệt, hãng sẽ mất vài tháng để sản xuất xe được trang hệ thống tự lái Cấp độ 3 tại Đức và vận chuyển đến Mỹ để bán. Đó là lý do tại sao sớm nhất cũng phải đến cuối năm nay thị trường Mỹ mới có xe.
Ngô Minh (theo Motortrend)
Bạn có bình luận thế nào về góc nhìn trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Làm gì với bệnh nhân này đây? Họ có tiền, muốn được trải nghiệm chữa bệnh "mượt mà" theo đúng yêu cầu. Nhưng yêu cầu đó, theo nguyên tắc chuyên môn của bác sĩ, là chưa cần thiết, nhưng nếu truyền ngay thì sẽ làm hài lòng bệnh nhân.
Truyền hay không truyền, can thiệp điều trị hay không là chỉ định chuyên môn của bác sĩ, không phải là của bệnh nhân. "Phân vai" đúng sẽ xác định đúng quyền/nghĩa vụ của bệnh nhân hay bác sĩ.
Bệnh nhân có quyền được chữa bệnh và mong muốn được trải nghiệm hài lòng, nhưng họ trả tiền cho sự chuyên nghiệp của trí tuệ, không phải trả tiền để bác sĩ biến họ thành “thượng đế” bất đắc dĩ. Nếu muốn, hãy đến resort.
Coi bệnh nhân là “khách hàng”, và chiều chuộng họ theo phong cách "thượng đế" chỉ vì mục tiêu “làm hài lòng" theo tôi là ngành Y tự làm khó mình, nhất là làm khó thầy thuốc. Dù 10 năm nay, đúng là khẩu hiệu phong trào "đổi mới tinh thần thái độ của nhân viên y tế để làm hài lòng người bệnh" cũng tạo được chuyển biến rõ nét trong khối bệnh viện công lập, nhất là tuyến Trung ương.
Bệnh nhân có quyền (và cũng là mục tiêu của ngành Y tế) được nâng cao trải nghiệm tích cực khi đi khám chữa bệnh, từ khâu đón tiếp, đến thủ tục hành chính và chuyên môn, bao gồm cả việc có quyền được nghe bác sĩ trao đổi về bệnh cảnh, giải thích về kết quả xét nghiệm, các thủ thuật sẽ hoặc đã can thiệp. Tôi biết nhiều trường hợp bệnh nhân ra viện rồi còn không hiểu mình vừa được bác sĩ can thiệp phẫu thuật phương pháp gì, hiệu quả ra sao. Đó là trải nghiệm tồi, bệnh nhân không hài lòng về sự chuyên nghiệp.
Quá trình làm việc hơn 25 năm của tôi nhận thấy, nhiều bệnh nhân, nhất là ở miền Bắc, rất chịu khó tra google, "sắm" cho mình chút kiến thức y khoa, nên khi đến gặp bác sĩ liền chỉ định hộ bác sĩ "nên làm cái này, không cần làm cái kia cho em", như bệnh nhân phía trên tôi kể.
Nhiều người nhận đơn thuốc, gật đầu câu trước nhưng liền sau liền tự ý đổi thuốc, vì cậy "biết chút ít". Điều này chứng tỏ bệnh nhân không tin tưởng, tôn trọng bác sĩ, bác sĩ cũng không còn cảm thấy được ghi nhận giá trị. Đã có nghiên cứu cho việc khi bệnh nhân tin tưởng bác sĩ và cơ sở y tế, hiệu quả điều trị sẽ gia tăng.
Tự cho mình là "khách hàng", là "thượng đế", không ít bệnh nhân/người nhà bệnh nhân yêu cầu bác sĩ phải làm điều mình muốn "vì tôi có tiền, không có tôi thì thầy thuốc chết đói". Nếu thầy thuốc không thực hiện thì ít nhất là bị phản ánh (bất kể đúng sai lên ban lãnh đạo, lên đường dây nóng), bạo hành về tinh thần như chửi bới, dọa nạt (dọa cho cả mạng xã hội biết, dọa cắt thi đua, dọa giết), thậm chí hành hung, thực tế đã có trường hợp đâm bác sĩ cấp cứu.
Coi bệnh nhân là trung tâm phục vụ, không sai. Bệnh nhân là khách hàng đặc biệt, cũng không sai hoàn toàn. Nhưng việc lãnh đạo nhiều nơi luôn coi bệnh nhân là "thượng đế" đã khiến không ít thầy thuốc ngậm ngùi cho rằng đẩy thế khó cho họ.
Hoạt động của ngành y là một hoạt động đòi hỏi trí tuệ và tính tự chủ cao của thầy thuốc, chưa nói đến những "cá tính" mạnh khác, không thể bị chi phối. Nhiều đồng nghiệp của tôi từng than phiền vì việc có định mức (KPI) cho việc kê đơn, chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng (chụp chiếu), dù điều đó là không cần thiết, nhưng vì bệnh nhân muốn được chụp chiếu, muốn được bệnh nhân hài lòng, đành phải làm.
Thay vì kêu gọi, hô khẩu hiệu "làm hài lòng người bệnh", chỉ coi người bệnh là trung tâm, thì các viện nên nhìn xa và đồng bộ hướng đến sự chuyên nghiệp, và thầy thuốc cũng là trung tâm trong sự chuyên nghiệp ấy. Trước hết, hãy coi “bệnh nhân là bệnh nhân”, không phải là “thượng đế”.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc phòng
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả